Trang chủ > Switch PoE là gì? Tính năng của Switch PoE ?

Tin tức

Switch PoE là gì? Tính năng của Switch PoE ?

Ngày đăng: 03/14/2024 3:12 Sáng

Nếu bạn đang cảm thấy thật phiền toái và khó chịu khi thi công, lắp đặt hệ thống mạng tốn quá nhiều dây và bộ kết nối, chắc chắn bạn chưa từng biết đến Switch PoE. Bộ chuyển mạch switch PoE là thiết bị chia mạng có tích hợp cả chức năng cấp nguồn điện cho các thiết bị nhận mạng khác đang được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Để hiểu rõ và cụ thể chi tiết hơn về Switch PoE là gì? Tính năng của Switch PoE ra sao? Hãy cùng TeHar tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Switch PoE là gì?

Switch PoE hay Switch cấp nguồn qua PoE là thiết bị chuyển mạch đa năng có chức năng truyền dữ liệu (Data) và cấp nguồn (Power) cho các thiết bị kết nối mạng khác như: camera IP, bộ phát wifi, các thiết bị IoT hay các thiết bị hỗ trợ công nghệ POE khác như thiết bị cấp nguồn (PSE – Power sourcing equipment). Hiểu đơn giản là dây cấp mạng xoắn đôi dùng để kết nối mạng sẽ mang nguồn điện để cấp nguồn luôn.

PoE là viết tắt của Power Over Ethernet – cấp nguồn qua Ethernet, nghĩa là công nghệ cho phép truyền tải nguồn và dữ liệu mạng trên một sợi cáp mạng duy nhất (có tên là Cable RJ45) đến các thiết bị điện tử thông qua cổng port Ethernet cùng một lúc.

Switch-PoE-la-gi

Ví dụmột camera an ninh muốn hoạt động cần yêu cầu thực hiện 2 kết nối:

  • Kết nối dây mạng RJ45 để có thể giao tiếp với thiết bị ghi và hiển thị video.
  • Kết nối nguồn điện cấp để cung cấp năng lượng điện cho camera cần để hoạt động.

Nếu camera hỗ trợ cổng PoE và nó được kết nối với switch PoE thì chỉ cần bạn kết nối dây mạng là camera sẽ được cấp nguồn để hoạt động luôn.

Switch PoE tương thích được với nhiều thiết bị khác nhau giúp việc cài đặt ứng dụng trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết. Bộ chuyển mạch PoE ra đời giúp đơn giản hóa quá trình lắp đặt hệ thống mạng, tối ưu hóa việc phân bổ nguồn PoE cho các thiết bị mạng quan trọng và tiết kiệm chi phí. Với bộ chuyển mạch PoE bạn bớt đi được khá nhiều khoản chi phí đầu tư, sử dụng được nhiều thiết bị cùng lúc mà không phải đi dây chằng chịu, tăng tính thẩm mỹ cho không gian.

2. Phân loại các loại Switch PoE hiện nay

2.1. Switch PoE theo số cổng

Switch PoE có thể cung cấp từ 4 đến 48 cổng kết nối, phổ biến nhất là các loại Switch 4, 8, 12, 24, 48 cổng đầu ra PoE hay còn được gọi là cổng PSE.

phan-loai-switch-poe-theo-so-cong

2.2. Switch PoE theo tính năng

  • Switch PoE không được quản lý (Unmanaged Switch) chỉ được xem như một thiết bị chuyển mạch mạng Ethernet đơn giản, thích hợp sử dụng cho gia đình, văn phòng hoặc doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh nhỏ, lẻ. Các thiết bị Switch PoE không được quản lý sẽ không có nhiều tính năng, thường hoạt động khá đơn giản, không cần bất kỳ yêu cầu nào về cấu hình và cũng có hiệu suất hoạt động yếu.
  • Switch PoE được quản lý (Managed Switch) đáp ứng các yêu cầu sử dụng mạng phức tạp hơn bởi một bộ chuyển mạch PoE có thể làm được rất nhiều việc. Switch PoE được quản lý có khả năng phân chia lưu lượng mạng thành các nhóm, cung cấp các thông tin trạng thái mạng chi tiết hơn. Switch PoE được quản lý mang tới mang tới giải pháp hoàn hảo và tối ưu nhất cho hệ thống mạng. thích hợp sử dụng cho những văn phòng công ty lớn, nhà xưởng, phòng thí nghiệm,…

2.3. Theo tốc độ

Mỗi dòng switch PoE có thể hỗ trợ các cổng có kết nối tốc độ khác nhau gồm các loại:

  • Cổng Ethernet hỗ trợ tốc độ 10Mbps.
  • Cổng Fast Ethernet hỗ trợ tốc độ 100Mbps.
  • Cổng GbE Gigabit Ethernet hỗ trợ tốc độ cao đạt ngưỡng 1000Mbps (hay 1Gbps).

 Thông thường, bộ chuyển mạch PoE cấp nguồn qua Ethernet được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là dòng Switch PoE cung cấp tốc độ Gigabit Ethernet 10/100/1000Mbps cho các thiết bị được kết nối.

2.4. Mức tiêu thụ năng lượng

Thông thường, các Switch PoE sẽ được chia ra theo tiêu chuẩn được hỗ trợ. Vì vậy trước khi chọn sử dụng Switch PoE, bạn cần chú ý đến công suất tiêu thụ điện năng mà các thiết bị của bạn sử dụng để lựa chọn phù hợp.

Mức độ tiêu thụ năng lượng của các chuẩn PoE như sau:

PoE (802.3af) PoE+ (802.3at) PoE++ (802.3bt) PoE++ (802.3bt)
Loại Type 1 Type 2 Type 3 Type 4
PoE cấp xuống cho PD 12.95W 25.5W 51W 71W
PoE tối đa trên 1 cổng 15.4W 30W 60W 100W
Thiết bị nhận Camera IP, điện thoại VOIP, AP 802.11n Điện thoại video IP, camera IP  HD PTZ, AP (wifi 5) 802.11ac, hệ thống báo động Camera IP HD PTZ, AP (WiFi 6) 802.11ax, hệ thống âm thanh máy khách mỏng Camera IP, điện thoại VoIP, AP

3. Các tính năng của Switch PoE

Switch PoE sở hữu những tính năng nổi bật như:

  • Tính linh hoạt cao: Switch PoE giúp việc triển khai bất kỳ một thiết bị mạng nào cũng đều trở nên đơn giản, thuận tiện và dễ dàng hơn. Nếu như bộ chuyển mạnh switch thông thường cần thêm cổng đầu ra PoE và dây cáp mở rộng thì Switch PoE sẽ có tính linh hoạt cao. Sự kết hợp giữa công tắc và công nghệ không dây loại bỏ nhu cầu và hệ thống dây điện bổ sung mà các thiết bị mạng có thể lắp đặt được tại bất kỳ vị trí nào mà bạn mong muốn. Với Switch PoE người dùng có thể dùng mạng từ xa mà không cần lắp đặt hệ thống dây mạng chằng chịt, vừa bất tiện vừa mất thẩm mỹ.
  • Độ tin cậy cao: Công nghệ PoE có khả năng kết nối tất cả thiết bị lại cùng với nhau giúp tránh việc phân tán kết nối trên những bộ nguồn. Đồng thời, giúp dữ liệu được bảo mật ở mức độ an toàn nhất khi chia sẻ, tránh việc bị đánh cắp. Đặc biệt, công nghệ PoE còn cho phép bảo mật dữ liệu theo phương thức gán IP. Từ đó, bạn có thể xác định được cụ thể xem địa chỉ IP đăng nhập này có phải thuộc hệ thống của bạn không. Công nghệ giúp hạn chế những địa chỉ IP không có ở trên hệ thống, đảm bảo tính bảo mật cao.
  • Tương thích với nhiều thiết bị: Switch PoE có chức năng hoạt động khá giống với thiết bị cấp nguồn điện. Sau khi lấy được điện năng của từng Camera IP, mọi thiết bị đều sẽ có nguồn điện để vận hành. Bên cạnh đó, quản lý cấp nguồn PoE còn có khả năng so sánh mọi dữ liệu có liên quan đến tổng số của từng camera đã kết nối.
  • Tăng tốc độ đường truyền: Bên cạnh những tính năng trên, công nghệ PoE cũng cho khả năng tăng tốc độ đường truyền, chống lại được những gián đoán trong truyền dẫn. Từ đó, nâng cao trải nghiệm dùng mạng tốc độ cao.
  • Giới hạn khoảng cách: Khoảng cách mà các bộ chuyển mạch PoE có thể truyền qua Ethernet sẽ giới hạn trong khoảng 100m. Để mở rộng phạm vi phủ sóng, người dùng có thể mở rộng các thiết bị PoE như bộ mở rộng nguồn hoặc cáp quang được cấp nguồn.
  • Tối ưu chi phí: Với chuyển đổi mạng PoE, người dùng khi sử dụng các thiết bị mạng như: router wifi, camera IP, VoIP Phone,… sẽ không cần phải mua và lắp đặt thêm dây điện và ổ cắm điện. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư lắp đặt và bảo trì cũng như thời gian.
  • Đảm bảo được đường truyền cung cấp đúng mức cần thiết: Để sử dụng PoE hiệu quả nhất, bạn cần cài đặt để đảm bảo nguồn điện được chọn qua bộ chuyển mạch Ethernet cung cấp đúng công suất định mức cần thiết cho mỗi thiết bị. Ngoài ra, tổng mức tiêu thụ năng lượng của tất cả các thiết bị cũng phải được kiểm soát trong phạm vi mức tiêu thụ năng lượng tối đa của công tắc PoE. Từ đó, tránh trường hợp tiêu hao điện năng miễn phí do thiết bị.
  • Dễ dàng cài đặt cấu hình qua giao diện trên web: Sử dụng Switch PoE bạn có thể dễ dàng cấu hình cài đặt cũng như triển khai hệ thống qua Switch PoE đơn giản chỉ trên một giao diện trực quan, dễ nhìn.

tinh-nang-cua-switch-poe

Switch PoE chắc chắn sẽ là một công nghệ thiết thực và hiệu quả rất hữu ích trong cuộc sống mà chúng ta không thể bỏ qua. Hãy cùng trải nghiệm công nghệ này để thấy rõ những tính năng thông minh của nó nhé.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TECH HARMONY

📍54 Lưu Hữu Phước, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, HN (Tòa nhà Alpha)

☎ 0942 92 06 92

✉ sales@tehar.vn